Có mấy loại dạng vết nứt bê tông? Cách Nhận dạng

vết nứt bê tông

Vết nứt bê tông là các khe hở hoặc rạn nứt xuất hiện trên bề mặt hoặc bên trong cấu trúc bê tông. Đây là hiện tượng tự nhiên và phổ biến khi làm việc với bê tông, do một loạt các yếu tố khác nhau như co rút, tải trọng, nhiệt độ, và tác động môi trường…..

Có nhiều loại nứt bê tông, từ những nứt nhỏ không đáng kể cho đến những nứt lớn gây ra sự suy yếu cấu trúc. Một số nứt có thể làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt bê tông, trong khi các nứt khác có thể ảnh hưởng đến tính chất cơ học của cấu trúc và độ bền của bê tông.

Việc phân loại vết nứt bê tông là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và phương pháp sửa chữa phù hợp. Cùng 4T Houses tìm hiểu và nhận dạng các vết nứt bê tông để khắc phục một cách hiệu quả nhất nhé.

Vết nứt chân chim bê tông do co ngót trong quá trình đông kết

Vết nứt chân chim bê tông do co ngót trong quá trình đông kết
Vết nứt chân chim bê tông do co ngót trong quá trình đông kết

Loại nứt này xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi đổ bê tông, do sự co ngót của bê tông khi mất nước. Nứt co ngót dẻo thường có độ rộng nhỏ (khoảng 0,1 mm) và không ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông.

Các vết nứt này thường nông, không đều. Chúng xảy ra khi bê tông vẫn còn ở trạng thái dẻo và khô quá nhanh. Được hình thành do sự co rút của bê tông trong quá trình khô và cứng lại. Thường xuất hiện dưới dạng các vết nứt thẳng đứng hoặc góc vuông, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc.

Vết nứt chân chim do nhiệt độ

Vết nứt chân chim do nhiệt độ
Vết nứt chân chim do nhiệt độ

Loại nứt này xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm cho bê tông co lại hoặc giãn nở. Nứt do nhiệt thường Là các vết nứt mạng lưới hoặc rải rác trên bề mặt bê tông, thường xuất hiện sau khi bề mặt đã khô. Loại nứt này cũng hường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc.

Nứt bê tông do lớp khuôn nền

Nứt bê tông do lớp khuôn nền
Nứt bê tông do lớp khuôn nền

Xảy ra khi lớp khuôn bên dưới bê tông bị lún hoặc dịch chuyển trong quá trình đông kết, khiến bê tông bị nứt, không bằng phẳng.

Nứt bê tông do tải trọng tác động

Nứt bê tông do tải trọng tác động
Nứt bê tông do tải trọng tác động

Xuất hiện khi bề mặt bê tông chịu tải trọng vượt quá khả năng chịu lực của nó, dẫn đến việc hình thành các vết nứt theo hình dạng và hướng tải trọng. Loại nứt này xảy ra do bê tông chịu tải trọng quá lớn hoặc tập trung. Nứt do tải trọng thường có độ rộng lớn và có thể ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông.

Nứt bê tông lớn do lỗi kết cấu hoặc lún đất

Nứt bê tông lớn do lỗi kết cấu hoặc lún đất
Nứt bê tông lớn do lỗi kết cấu hoặc lún đất

Là các vết nứt xuất hiện do quá tải hoặc do thiết kế không phù hợp hoặc do vật liệu kém, thi công kém, trong trường hợp này tải trọng tác dụng vượt quá khả năng chịu đựng của bê tông.

Ngoài ra, Loại nứt này cũng xảy ra do nền móng không ổn định hoặc lún đất. Nứt do lún đất, động đất hoặc do nền móng tính toán thiết kế không đủ thường có độ rộng lớn và có thể ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông.

Các vết nứt kết cấu thường vượt quá 0,3 mm và có thể tiếp tục mở rộng theo thời gian. Các vết nứt kết cấu có thể bao gồm: Vết nứt cắt, Vết nứt uốn, Vết nứt cắt/uốn, Vết nứt xoắn gây nguy hiểm lớn.

Nứt bê tông do ăn mòn cốt thép

Đây là vết nứt do cốt thép bên trong bê tông bị giãn nở do ăn mòn

Nứt bê tông do nứt do phản ứng hóa học

Đây là phản ứng hóa học xảy ra giữa hồ xi măng kiềm và một số loại cốt liệu trong bê tông, tạo thành chất dạng gel có thể gây giãn nở và nứt theo thời gian.

Việc hiểu và quản lý nứt bê tông là quan trọng để đảm bảo tính an toàn, độ bền và thẩm mỹ của công trình xây dựng. Phương pháp khắc phục nứt bê tông thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nứt cũng như mức độ nghiêm trọng của nứt.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn gì về vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số zalo, fanpage hoặc cộng đồng group facebook bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!