Vật liệu xanh là gì? Vật liệu xanh có tác động gì đến tương lai?

vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh là những vật liệu được thiết kế và sản xuất với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt vòng đời của chúng, từ giai đoạn khai thác nguyên liệu, sản xuất, sử dụng đến tái chế hoặc thải bỏ. Vật liệu này không chỉ giảm thiểu lượng khí thải độc hại mà còn tiết kiệm năng lượng và nguồn lực trong quá trình sản xuất và sử dụng.

Một số tiêu chí để xác định vật liệu xanh

Các vật liệu này thường có các đặc điểm sau:

  1. Nguồn gốc bền vững:
    • Được làm từ các nguồn tài nguyên tái tạo hoặc có khả năng tái sinh nhanh chóng (như tre, gỗ tái chế).
    • Sử dụng các nguyên liệu tái chế hoặc tái sử dụng từ các công trình xây dựng cũ.
  2. Hiệu suất năng lượng:
    • Cải thiện hiệu suất năng lượng của công trình, giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng cho hệ thống sưởi, làm mát và chiếu sáng.
  3. Giảm phát thải:
    • Sản xuất với quy trình ít phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm khác.
    • Không chứa hoặc chứa ít các hóa chất độc hại như VOC (hợp chất hữu cơ bay hơi).
  4. Tính bền vững và tái chế:
    • Có độ bền cao, giúp giảm thiểu nhu cầu thay thế và bảo trì.
    • Dễ dàng tái chế hoặc phân hủy sinh học khi hết vòng đời sử dụng.
  5. Bảo vệ sức khỏe con người: Không phát thải các chất độc hại, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà và môi trường sống.

Những tác động của vật liệu xanh đến môi trường và tương lai

  1. Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường từ khai thác, sản xuất đến thải bỏ.
  2. Tiết kiệm năng lượng: Cải thiện hiệu suất năng lượng của tòa nhà, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng.
  3. Sức khỏe con người: Giảm thiểu các hóa chất độc hại, cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe của người sử dụng.
  4. Kinh tế: Mặc dù có thể có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng vật liệu xây dựng xanh thường mang lại lợi ích dài hạn về chi phí vận hành và bảo trì.

Một số vật liệu xanh hiện nay

  1. Gạch không nung: Được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như đất sét, cát, tro trấu, xi măng… mà không cần qua quá trình nung đốt.
  2. Tre: Là loại vật liệu tái sinh nhanh chóng, thân thiện với môi trường và có độ bền cao.
  3. Bê tông nhẹ: Được sản xuất từ các nguyên liệu như xi măng, cát, tro bay, xỉ than… có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông truyền thống.
  4. Tôn sinh thái: Được làm từ các vật liệu tái chế như nhựa, thép, xi măng… có khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm nước, chống nóng và giảm thiểu tiếng ồn.
  5. Gỗ tái chế hoặc gỗ thu hồi: Là loại gỗ công nghiệp được tái chế hoặc thu hồi vụn và tàn dư của quá trình sản xuất gỗ, được xử lý qua quy trình tẩm sấy, phun sơn để chống mối mọt, cong vênh.
  6. Sơn sinh thái: Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như khoáng chất, vỏ trấu, nhựa cây… không chứa các chất độc hại. Sơn không chứa VOC giúp Giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà và bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
  7. Tấm cách nhiệt từ cellulose: Làm từ giấy tái chế, cung cấp cách nhiệt hiệu quả mà không gây hại cho môi trường.
  8. Nhựa tái chế: Vật liệu nhựa là một mối đe dọa môi trường cấp thiết, gây ô nhiễm nhiều vùng trên Trái đất và đại dương, Nhựa tái chế có thể dùng nhiều làm các tấm hoặc vách trong nội thất.
  9. Rơm: Kiện rơm là vật liệu xây dựng xanh được dùng nhiều tại các nông trại bởi tính sẵn có, dễ tìm, chi phí rẻ và có khả năng cách âm, cách nhiệt cao.
  10. Đá mài terrazzo: Đá mài terrazzo còn được gọi là đá nhân tạo, kết hợp với vụn thuỷ tinh tái chế, vụn nhựa và xi măng cũng là một giải pháp để kh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!