Cách dùng chậu xi măng nuôi cá cực chất

Chậu xi măng nuôi cá 4T House

Chậu xi măng ngoài tác dụng trồng cây ra có thể làm gì khác nữa? Chậu xi măng có nuôi cá được không? và cần lưu ý gì khi nuôi cá bằng chậu xi măng? Trong bài viết này, 4T House sẽ chỉ cho bạn, cách sử dụng chậu bê tông để nuôi cá và những điều cần lưu ý khi sử dụng chậu nhé!

Chậu xi măng dùng để nuôi cá có được không?

Thường thì trước đây người ta vẫn nuôi cá bằng các chậu bê tông tự làm. Với điều kiện trong các thành phố lớn như hiện nay, việc tự làm các chậu nuôi cá như vậy không thuận tiện nên chúng ta có thể mua các chậu xi măng mà thường là chậu xi măng đá mài về để nuôi cá.

Ưu điểm của chậu xi măng nuôi cá

Chúng ta có thể chọn bể kính để nuôi cá, nuôi cá bằng bể kính có thể giúp chúng ta quan sát chúng dễ dàng và sinh động hơn. Vậy bể cá bằng chậu xi măng có tác dụng gì hơn với bể kính ?

  • Tạo môi trường gần gũi thiên nhiên và phù hợp nhất cho cá.
  • Giá thành rẻ so với chậu kính.
  • Nhiều kích thước và hình dạng để lựa chọn.
  • Các chậu hình chữ nhật và vuông khá tiện khi chúng ta bố trí vào các góc tránh chiếm nhiều diện tích.

Thường không phải loại cá nào cũng phù hợp với môi trường nhiều ánh sáng như bể kính. Ánh sáng nhiệt độ phù hợp sẽ giúp cá phát triển tốt hơn. Trong điều kiện tự nhiên nhiều loại cá còn cần các chỗ trú ẩn để tránh kẻ thù trong bóng tối. Do vậy dùng chậu bê tông để nuôi cá cũng có những ưu điểm riêng mà các loại chậu khác không thể có được.

Nhược điểm của chậu xi măng nuôi cá

Chậu xi măng mới xuất xưởng thường còn những dư thừa xi măng và vật liệu trong chậu. Chúng ta phải xử lý hết các chất này trước khi nuôi cá không thì cá sẽ chết.

Cách xử lý chậu xi măng để đạt được hiệu quả nhất

Cách bịt lỗ chậu xi măng

Trước khi sử dụng đầu tiên chúng ta cần bít lỗ thoát nước. Bịt lỗ thoát nước bằng xi măng hoặc các chất liệu khác. Nếu bạn chỉ muốn bít tạm sau một thời gian dùng lại lỗ thóat nước thì có thể dùng xốp bít lại và phủ lên một lớp nến (sáp) cách nước bên trên.

Xử lý các chất dư thừa trong xi măng

Thường chúng ta có 3 cách xử lý: bằng phèn chua, bằng chuối cây hoặc bằng đất.

Xử lý bằng phèn chua

Đổ đầy nước và ngâm phèn chua vào chậu, ngâm chừng 2 ngày rồi xả hết phèn chua và nước trong chậu. Ngâm chậu trong vài ngày nữa sau đó đem chậu phơi nắng chừng 5 ngày là có thể dùng.

Xử lý bằng chuối cây

Chặt chuối cây thành từng khúc và ngâm vào chậu, chuối cây có tác dụng trung hòa các chất có trong xi măng, ngâm chừng 2 ngày thì có thể vệ sinh và sử dụng chậu.

Xử lý bằng đất:

Nếu các vật liệu trên khó kiếm các bạn có thể dùng đất để trung hòa các chất. Đất vườn hoặc đất tự nhiên các bạn đổ vào chậu cho nước và rồi trộn đều lên, ngâm chừng 2-3 ngày là có thể dùng được chậu.

Bổ sung nước cho chậu bê tông nuôi cá

Một số loại chậu xi măng độ chống thấm không cao (80-90%) nên khi dùng nuôi cá sẽ có hiện tượng thấm mồ hôi ra bên ngoài chậu. Đối với các trường hợp này các bạn cần bổ xung nước thường xuyên cho chậu cá nhé.

Qua bài viết trên, 4T House hy vọng bạn sẽ hiểu được những ưu điểm mà chậu nuôi cá bằng bê tông mang lại. Đồng thời sẽ khắc phục và xử lý được những hạn chế mà chậu cá bằng xi măng nhé!

Source

https://myrepublica.nagariknetwork.com/mycity/news/pond-in-a-pot-create-a-container-water-garden

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!